1. Khái niệm
Móng đơn, hay còn được gọi là móng cốc, là loại móng có kích thước không lớn, đáy có hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn và thường được cấu tạo từ bê tông cốt thép hoặc bê tông.
Đây là loại móng thường được sử dụng trong các công trình như nhà công nghiệp, cột nhà dân dụng, dưới trụ đỡ dầm tường, trụ cầu nhỏ, móng trụ điện,…
2. Ưu, nhược điểm
Móng đơn có ưu điểm nổi bật là giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng
Nhưng móng đơn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Không chịu được trọng tải lớn
- Không áp dụng được trong điều kiện đất xấu.
Vì vậy, móng đơn chỉ được sử dụng trong những trường hợp tải trọng ngoài của công trình không lớn, đất nền có sức chịu tải tốt.
3. Cấu tạo
Móng đơn được cấu tạo từ các bộ phận cơ bản như:
- Giằng móng
- Cổ móng
- Bàn móng
- Lớp bê tông lót
II. Công thức tính bê tông móng đơn
Công thức tính thể tích bê tông móng đơn có vai trò rất lớn trong quá trình thi công nhà ở. Vì nó không chỉ giúp bạn tính toán được số lượng nguyên vật liệu cần thiết, kích thước móng cần xây dựng, đảm bảo tải trọng mà nó còn giúp bạn tiết kiệm chi phí, gia tăng tuổi thọ cho công trình.
1. Công thức xác định kích thước đáy móng đơn
Công thức xác định kích thước đáy móng đơn được áp dụng khi:
- Tải trọng được đặt đúng tâm: P ≤ R
- Hoặc tải trọng lệch tâm : P ≤ 1.2R
Trong đó:
- P: áp suất đáy móng
- R: cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Do đó, công thức được tính như sau:
R = m(A.γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:
- b: Là chiều rộng bề mặt đáy của móng
- q: Tải trọng một bên của móng
- c: Lực dính theo đơn vị của những lớp nền đất
- A, B, D: Là những thông số được phụ thuộc vào các góc ma sát trong của đất
- m: Hệ số ở mức điều kiện có thể làm việc của nền móng đơn
2. Công thức bê tông móng đơn dựa vào hình dạng đáy móng
Công thức thể tích bê tông móng đơn sẽ phụ thuộc vào hình dạng đáy móng, cụ thể:
- Hình tam giác: S = bh/2
- Hình chữ nhật: S = ab
- Hình tròn: S = πR²
- Hình vành khuyên: S = (π(D² – d²))/4
- Hình thang: S= ((a + b)/2)*h
- Hình vuông: S = a2
- Thể tích móng hình lập phương:
V = a3
Sxq = 4a2
- Thể tích móng hình hộp:
V = abc
Sxq = 2.(ac + bc)
- Móng hình đống cát:
V = (h/6)[a.b +(a+a1).(b+b1) +a1.b1]
- Hình ống:
V = (π/4).h.[D²-d²]
Sxq = π.h.D
Trên đây là các công thức tính bê tông móng đơn được sử dụng phổ biến nhất. Nhà Đất Mới hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng vào công trình nhà ở của mình, giúp bạn tính toán nguyên vật liệu cần dùng và tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất.
(NGUỒN SƯU TẦM)
2. Đá 1×2 và các loại đá xây dựng
Dựa vào đặc điểm, kích thước và đặc tính, có thể chia các loại đá xây dựng phổ biến gồm:
2.1. Đá 1×2
Đá 1×2 là gì không phải ai cũng biết. Đây là loại đá xây dựng có nhiều loại kích cỡ khác nhau như 10×16(mm), 10×22(mm), 10x28mm…để sử dụng phù hợp cho từng loại công trình xây dựng. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi dùng để đổ sàn bê tông nhà tầng; nền mặt đường giao thông như quốc lộ, sân bay, khu vực cầu cảng; và trong các nhà máy trộn bê tông nhựa nóng hoặc bê tông tươi…
2.2. Đá 5×7
Đây là loại đá xây dựng có kích thước lớn từ 50 đến 70mm, được ứng dụng làm nền móng cho các công trình giao thông và cầu đường. Ngoài ra, sản phẩm phù hợp để làm chất phụ gia cho bê tông cốt thép đúc ống cống hoặc dùng để sản xuất gạch bông lát sàn hay gạch lót cho sàn, đảm bảo độ phẳng và chắc chắn.
2.3. Đá 4×6
Đây là loại đá dăm có đặc tính chịu lực và độ nén cao nên được dùng để làm xây móng cho các công trình xây dựng, nhà xưởng…, có kích thước khoảng 40 đến 60mm. Khi sử dụng lại đá này cần xác định chính xác đặc điểm của công trình để sử dụng loại đá dăm loại 1, loại 2, loại 3…cho phù hợp, để đảm bảo an toàn cho công trình đồng thời tuân thủ đầy đủ quy định về kỹ thuật xây dựng.
2.4. Đá 0x4
Khác với loại đá 1×2 đây là loại đá hỗn hợp, sử dụng chủ yếu để gá vá, sửa chữa và cấp phối cho nền đường hoặc làm mới một đoạn đường. Loại vật liệu này còn được sử dụng trong san lấp mặt bằng nền móng nhà, xưởng…Sản phẩm có độ bền cao do đặc tính kết dính khi gặp nước nên được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Sản phẩm có kích thước hạt khác nhau từ 0-25mm, 0-37mm, 0-45mm.
2.5. Đá mi sàng
Loại vật liệu xây dựng này được sàng và tách ra từ đá xây dựng với kích thước hạt to từ 5 đến 10mm. Đá mi sàng được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng khác nhau như làm chất phụ gia cho các loại vật liệu xây dựng và công nghệ bê tông cốt thép đúc ống cống; hay dùng trong sản xuất các loại gạch lát sàn, gạch bông hoặc sử dụng trong những biện pháp thi công.
2.6. Đá mi bụi
Đây là loại mạt đá được sàng tách ra từ các loại đá khác như đá 1×2, 4×6 và 5×7. Đá mạt là gì? Đá mạt được coi là sản phẩm phụ trong quá trình khai thác và sản xuất đá thành phẩm. Loại vật liệu này được ứng dụng làm chất phụ gia chế biến của bê tông nhựa nóng và nguội, làm tấm đan bê tông cốt thép, san nền và san lấp mặt bằng các hạng mục công trình, rải nền mặt đường công trình giao thông.
2.7. Đá hộc
Đá hộc là loại đá đặc biệt do không có sự đồng nhất về độ dày mỏng và kích thước, tùy từng mục đích sử dụng sẽ có kích thước phù hợp, ví dụ để xây móng nhà cao tầng thì người ta thường sử dụng loại đá hộc có kích thước đường kính viên từ 100 đến 300mm. Đá hộc có độ cứng và tính chịu lực nén khá cao nên thường dùng để làm vật liệu xây móng cho công trình dân dụng hoặc xây tường rào tại những hạng mục yêu cầu có sức nén lớn.
Hy vọng những thông tin bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính, đặc điểm của loại đá 1×2 nói riêng và các loại đá xây dựng nói chung. Trước khi lựa chọn loại đá phù hợp cho công trình xây dựng, bạn hãy tham khảo và tìm hiểu về chất lượng, giá cả tại các cửa hàng vật liệu xây dựng hoặc trên các trang mạng uy tín để tránh dùng phải những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn cho công trình.
3. Taluy là gì ?
Taluy là một từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp, đó là từ "talus". Từ "talus" sau một thời gian dài bị Việt hóa đã trở thành từ Taluy và được sử dụng rất rộng rãi. Nếu dịch "talus" sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là sườn dốc, mái dốc, những con dốc nghiêng (so với mặt phẳng ngang).
![Taluy là gì ? Taluy âm là gì ? Taluy là gì](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgzYUmkHPlZnMVlNh7CXMGCk57whDjTIJxqW947-AlADZAGVagiOyY5wLnfidTcTPt6d8Ixwqt4k55C4GCxqEKfk_FjoUXX4-GzISTm2XcEhr2WxeHRvnn_L_4CeOJSC8ObhPcg_aiTwNW5/s640/taluy-la-gi-1.jpg)
Lưu ý, nếu bạn muốn sử dụng google dịch để kiểm tra thì nên sử dụng phần định nghĩa Pháp-Pháp để dịch sang tiếng Việt. Trong trường hợp bạn dịch thẳng từ "talus" sang tiếng Việt thì kết quả sẽ không chính xác. Lúc mình dịch thì kết quả trả về là từ "ngân hàng", có thể từ tiếng Pháp này có nhiều nghĩa hoặc những người đóng góp bản dịch đã không tìm hiểu kỹ trước khi "cống hiến".
Taluy âm là gì ?
Khái niệm Taluy thường được sử dụng trong ngàng xây dựng cầu đường. Taluy có 2 loại, đó là taluy âm và taluy dương. Taluy âm là phần mái dốc tính từ mặt đường trở xuống, còn taluy dương là phần mái dốc tính từ mặt đường trở lên.Để dễ hiểu bạn hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở một đoạn đường đèo, ở đó phần sườn dốc từ mặt đường xuống vực sâu là taluy âm - còn phần sườn dốc từ mặt đường lên đến đỉnh núi là taluy dương.
![Taluy là gì ? Taluy âm là gì ? Taluy âm là gì](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTnC9L4gZvFdcfLTsJMjSPZhC0PoGT0pj8PY8iqJHOGlJcYodzP9wpgWNDv96Y7rBFZA_GkN9cwWRkzJEguwrciHQJ_nW6YPd8KFtBt7vhUkfdduDcG22XYW3JKRSOkNmDJVnVHe4hndh3/s640/taluy-la-gi-2.jpg)
Độ dốc của taluy thường được xác định bằng 2 loại ký hiệu: đó là "%" và tỉ lệ "1:n". Với loại đơn vị là % thì độ dốc của taluy được xác định bằng công thức như sau: i (%) = [Độ cao : Khoảng cách nằm ngang ]x100. Còn với loại ký hiệu 1:n thì nó có nghĩa là nếu chiều cao taluy là 1 mét thì khoảng cách nằm ngang tương ứng sẽ là n mét.
Độ dốc của taluy càng lớn sẽ càng dễ gây nguy hiểm và mất ổn định, vì vậy người thiết kế phải giới hạn chỉ số này hoặc thực hiện các biện pháp gia cố. Một số biện pháp gia cố có thể kể đến như: trồng cỏ trên mái taluy, lát mái bằng đá hộc hoặc các tấm bê tông đúc sẵn, ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp làm tường chắn.
Taluy tiếng Anh là gì ?
Từ taluy trong tiếng Anh là "slope". Nếu dịch phần định nghĩa Anh-Anh sang tiếng Việt thì chúng ta sẽ có kết quả như sau: "slope là một mặt phẳng mà có một phía cao hơn phía còn lại". Có thể khi dịch slope sang tiếng Việt kết quả trả về không phải là taluy (kết quả trả về là "độ dốc") tuy nhiên về mặt ý nghĩa thì chúng đều giống nhau.
Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về taluy. Hy vọng sau khi đọc hết bài viết này bạn đã có thể hiểu được taluy là gì cũng như các khái niệm về taluy âm, taluy dương. Chúc bạn một ngày học tập và làm việc thành công ^^!
4. Sê nô là gì ?
Nói một cách dễ hiểu thì sê nô là máng hứng nước mưa ở trên mái nhà. Tuy nhiên, thay vì được làm bằng tôn mạ kẽm thì sê nô được xây bằng bê tông cốt thép. Kích thước của sê nô sẽ phụ thuộc vào kích thước của phần mái, mái nhà dài bao nhiêu thì sê nô sẽ ăn theo bấy nhiêu. Sê nô thường có tiết diện (mặt cắt ngang) là hình chữ u. Độ dốc trong lòng máng khoảng từ 0,1 đến 0,2%, nghiêng về phía lỗ thoát nước.
![Sê nô là gì ? Sê nô tiếng anh là gì ? se no la gi](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgsvCs9M1cxwZ0UwE5Z42KhEcyogog01eYCnPcBN-FRCe_jA_xAcTCzQZFq626EBTwigKiuiRc0eKkCThVgnKdLbnsCxmJ30sD4C4CG1IiLMvNdi21J-KXg7TwyA-6KpTl8kahCqJnOh-iF/s640/se-no-la-gi-1.jpg)
Sê nô có nhiều loại, ví dụ như: xây dư ra ngoài tường hoặc xây ẩn vào bên trong tường... Sê nô thường được xây liền với thanh dầm, thành bên ngoài thường được xây thấp hơn thành bên trong để nước mưa không tràn ngược vào nhà. Trong trường hợp thành bên trong xây thấp hơn thì phải bố trí thêm ống thông để chống tràn.
Sê nô tiếng anh là gì ?
Nếu bạn sử dụng các loại từ điển hay google để dịch sê nô sang tiếng Anh thì chắc chắn sẽ không có kết quả. Sê nô là một từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp (chéneau), theo thời gian người Việt đọc trại âm đi thành "sê nô". Như vậy có thể nói đây là một từ không được "chính thống" cho lắm. Để biết được sê nô trong tiếng Anh là gì bạn phải lấy từ gốc tiếng Pháp của nó để dịch, và sau khi dịch bạn sẽ có được từ "gutter".
Ưu điểm của sê nô
Ngoài công dụng là hứng nước mưa như các loại máng mạ kẽm thông thường thì ưu điểm lớn nhất của sê nô có lẽ là sự thẩm mỹ. Nếu bạn sử dụng loại sê nô ẩn máng và ống dẫn bên trong tường thì người ngoài nhìn vào sẽ rất khó để phát hiện được. Khi đó ngôi nhà của bạn sẽ không có những ống thoát nước thô kệch, phần nào đó giúp cho công trình trở nên tinh tế hơn.
![Sê nô là gì ? Sê nô tiếng anh là gì ? Sê nô là gì](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhOtfGOx7jX1r8fzUrzH8vIinlEK2RskOrLTb4PgW2AtfPJJr1UC55AeUeAiQMXjk-fD6EN8dHBRGcqk5d13pbDXqt5bLFbAb9VgT8y06486AR7qEDYtrdDP3T1Kdg4BMo_0v6JqfwYsEpL/s640/se-no-la-gi-2.jpg)
Bên cạnh đó nếu công trình sử dụng sê nô thì các vấn đề liên quan đến hỏng hóc sẽ được giảm thiểu đi rất nhiều, bê tông côt thép thì chắc chắn sẽ tốt hơn những tấm kim loại mỏng manh rồi. Tôn mạ kẽm theo thời gian sẽ dễ dàng bị han gỉ và trở nên mục nát - xuống cấp, còn sê nô bằng bê tông thì có thể tăng thêm tuổi thọ bằng các biện pháp chống thấm, ví dụ như quét Sika.
Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi "sê nô lả gì ?". Hy vọng qua bài chia sẻ kiến thức này bạn đã hiểu hơn về sê nô cũng như cấu tạo của nó. Chúc bạn một ngày vui vẻ ^^!
5. Lanh tô là gì ?
Lanh tô là kết cấu chịu lực đặt phía trên lỗ cửa đi hoặc cửa sổ. Tác dụng chính của lanh tô là đỡ mảng tường phía trên nó. Để dễ hiểu bạn hãy tưởng tượng lanh tô giống như một chiếc cầu nối từ vị trí này sang vị trí kia, nếu không có chiếc cầu này thì những "chiếc xe" (mảng tường) sẽ bị rớt xuống vực.
![Lanh tô là gì ? Lanh tô tiếng anh là gì ? Lanh tô là gì](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEisvdES6xOlrCVQBlzDaok8Ygsl1M1xCqIX1xRUydVbkAuJNrZGqSYzD8WQyVX_dZJWzMQZBwGm9ruBreJW-ajpn5oPh9FYXyVLmBqLvHi2sMeuRZY52azn1MxryGvM0qd2TlSA3EGE6VOV/s640/lanh-to-la-gi-1.jpg)
Lanh tô có nhiều loại, tùy theo tải trọng tác dụng lên lanh tô, hình dáng và kích thước lỗ cửa mà chúng ta sẽ lựa chọn loại thích hợp. Một số loại lanh tô phổ biến có thể kể đến như: Lanh tô gỗ, lanh tô cuốn gạch, gạch cốt thép, bê tông cốt thếp, lanh tô thép... Trong số các loại lanh tô, loại được sử dụng nhiều nhất có lẽ là lanh tô bê tông cốt thép.
Lanh tô gạch
Lanh tô gạch xây cuốn phẳng: loại lanh tô này thích hợp với lỗ cửa nhỏ hơn 1,25m. Trong trường hợp muốn nâng kích thước lỗ cửa lên < 1,5m thì phải tính toán để nâng mác vữa xi măng. Khi xây lanh tô gạch cuốn phẳng, gạch phải đặt nghiêng về 2 phía sau đó xây đứng dần về phía trọng tâm (vị trí ở giữa). Mạch vữa của lanh tô gạch cuốn phẳng thường có dạng hình cánh quạt, trong đó bề rộng của mạch vữa lớn nhất không được quá 20 mm và không được nhỏ hơn 7 mm. Chiều cao của loại lanh tô này thường là 1 gạch hoặc 1,5 gạch (1 viên + nửa viên).
![Lanh tô là gì ? Lanh tô tiếng anh là gì ? Lanh tô tiếng anh là gì](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgeDwbemxK8k_kf7Dr1IDZB3Gc5Bh_YFQzIUkuXdORlTh-7eMXmgNLxxqoztGfx4d2v_Kn_gwP-zxU4yTYkEJThXyYl9ex5Jkd8FTxDCzg7tL56ag_kmtl_om5APCMqDoVw97xr_CUlgU6k/s640/lanh-to-la-gi-2.jpg)
Lanh tô gạch xây cuốn vòm: Loại lanh tô này có tác dụng chịu nén là chủ yếu, độ bền cao, không tốn hoặc ít tốn thép. Ngay từ thời xa xưa người ta đã biết sử dụng loại lanh tô này để xây cổng thành, đền đài, cung điện... Nhược điểm của loại lanh tô này là khó thi công, bên cạnh đó nếu công trình lún không đều (gối tựa bên cao bên thấp) thì sẽ dễ bị hư hỏng.
Lanh tô gạch cốt thép: Về cơ bản thì lanh tô gạch cốt thép cũng được xây bằng gạch tuy nhiên nó được gia cố thêm một lớp vữa xi măng mác 50 dày 2-3 cm ở bên dưới. Bên trong lớp vữa này được đặt thép tròn phi 6 (đường kính 6 mm). Cứ 1/2 viên gạch thì đặt 1 thanh thép, 2 đầu thép được uốn cong và chôn sâu vào tường từ 1 - 1,5 gạch. Phía trên lớp vữa và cốt thép này xây từ 5 - 7 hàng gạch sao cho chiều cao không nhỏ hơn 1/4 bề rộng của lỗ cửa. Lanh tô gạch cốt thép thích hợp với lỗ cửa nhỏ hơn hoặc bằng 2m
Lanh tô bê tông cốt thép
Lanh tô bê tông cốt thép toàn khối (đổ tại chỗ): Loại lanh tô này thường có kích thước (bề rộng, chiều dài) bằng với kích thước của tường. Còn chiều cao và số lượng cốt thép trong lanh tô sẽ do tính toán quyết định. Trong trường hợp bề rộng của tường lớn hơn 1 gạch thì bề rộng của lanh tô không cần bằng tường, lúc này có thể làm lanh tô hình chữ L để tiết kiệm chi phí. Khi thi công đổ bê tông nếu thấy độ cao của sàn và lanh tô gần bằng nhau thì nên kết hợp đổ chung 2 kết cấu thành một. Làm như vậy sẽ giúp tăng khả năng chịu lực và tiết kiệm thời gian thi công.
Lanh tô bê tông cốt thép lắp ghép (đúc sẵn): lanh tô BTCT lắp ghép có ưu điểm là thi công nhanh vì các cấu kiện đều đã có sẵn. Bên cạnh đó loại lanh tô này còn có thể vượt được khoảng cách lớn. Kích thước của lanh tô nên lấy dựa theo kích thước của viên gạch. Ví dụ: bề rộng lanh tô nên lấy bằng bề rộng của 1/2 hoặc 1 viên gạch, chiều cao lanh tô thì nên lấy bằng bề dày của 2, 3 hoặc 4 viên gạch. Lanh tô lắp ghép thường được gác (chôn) vào tường từ 1 - 1,5 viên gạch.
Lanh tô gỗ
Loại lanh tô này thường được sử dụng ở những nơi có nhiều gỗ để tận dụng nguồn nguyên vật liệu dồi dào. Bên cạnh đó, lanh tô gỗ còn được sử dụng cho các loại nhà bán vĩnh cữu. Để tiết kiệm thời gian có thể kết hợp lanh tô với khuôn cửa.
Lanh tô thép
Lanh tô thép có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, sử dụng được cho những trường hợp có khẩu độ (khoảng cách) lớn. Lanh tô thép thường sử dụng thép hình mà loại vật liệu này lại khá đắt tiền vì vậy loại lanh tô này ít khi được sử dụng.
Lanh tô tiếng anh là gì ?
Lanh tô cũng là một từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp, đó là từ "Linteau". Vì vậy, để biết được lanh tô trong tiếng Anh là gì, bạn đừng dịch bằng từ lanh tô tiếng Việt mà hãy dịch bằng từ Linteau trong tiếng Pháp. và sau khi dịch kết quả sẽ trả về cho bạn từ " Lintel ". Như vậy, lanh tô trong tiếng Anh là Lintel.
Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về Lanh tô, cũng như trả lời cho câu hỏi "Lanh tô tiếng anh là gì ?". Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn, chúc bạn một ngày vui vẻ ^^!
6. Lô gia là gì ?
Lô gia là phần được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Để dễ hiểu thì bạn hãy tưởng tượng lô gia như cái hộc ngăn kéo, kéo ra ngoài thì nó là ban công, thụt vào trong thì nó là lô gia. Chính vì được xây thụt vào bên trong nên nó được che chắn rất cẩn thận. Nếu đứng từ bên trong lô gia nhìn ra ngoài thì chúng ta sẽ chỉ thấy được một hướng trước mặt, 2 hướng bên cạnh đều có tường xây che lại. Còn ở trên đầu thì được che lại bởi sàn của tầng bên trên.
Lô gia có 2 loại chính đó là loại dùng để nghỉ ngơi và loại dùng để phục vụ. Đối với loại dùng để nghỉ ngơi thì lô gia thường gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung. Còn với loại phục vụ thì lô gia thường gắn liền với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.
Ở các căn hộ chung cư thì đa số mọi người sử dụng loại lô gia phục vụ, chủ yếu là để phơi quần áo. Trong thiết kế kiến trúc hiện nay thì lô gia đang rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính an toàn thì các tòa nhà cao tầng bắt buộc phải sử dụng lô gia thay vì ban công, điều này đã được quy định cụ thể tại các tiêu chuẩn xây dựng.
Ban công là gì ?
Ban công là phần được xây vượt ra khỏi mặt bằng nhà với kết cấu console. Trong khi lô gia luôn được che chắn phía trên, thì ban công lại ngược lại. Ban công có thể có hoặc không có phần mái che. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Ban công thường chỉ sử dụng cho những kiểu nhà thấp tầng hoặc nhà biệt thự. Nếu sử dụng ban công cho nhà cao tầng thì sẽ rất nguy hiểm.
Đứng từ ban công nhìn ra bên ngoài thì chúng ta có thể thấy từ 2 - 3 hướng với tầm nhìn rất rộng. Những trường hợp chỉ nhìn được 2 hướng là khi ban công nằm ở góc tường hoặc bị che bởi tường của nhà kế bên. Ban công có ưu điểm là thoáng đãng, tầm nhìn đẹp tuy nhiên nếu gặp thời tiết xấu sẽ bị nắng hắt, mưa tạt rất bất tiện khi sử dụng.
Lô gia trong tiếng Anh là gì ?
Lô gia trong tiếng Anh là Loggia và nó có phiên âm là / 'loudʒə / đây là phiên âm theo giọng Mỹ. Ngoài ra loggia là một từ hơi chuyên ngành nên khi tra bằng từ điển bình thường hoặc dùng google dịch đôi khi không chính xác lắm.
Tiêu chuẩn xây dựng về Ban công và Lô gia
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 323 : 2004 là tiêu chuẩn về "Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế" có quy định rằng bắt đầu từ tầng 6 trở lên thì công trình không được sử dụng ban công, thay vào đó chỉ được dùng lô gia. Lan can của lô gia không được hở phần chân bên dưới và có chiều cao tối thiểu từ 1m2 trở lên.
Trên đây là bài viết Lô gia là gì ? Sự khác nhau giữa Ban công và Lô gia. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn một số khái niệm trong xây dựng. Chúc các bạn thành công trong công việc và cuộc sống ^^!
7. Cầu phong li tô là gì?
Cầu phong li tô là gì?
Để có một ngôi nhà bền vững, kiên cố theo thời gian thì hệ mái cũng phải thật chắc chắn. Đủ sức chống chọi được với những đổi thay của thời tiết và thời gian. Một bộ khung nâng đỡ mái ổn định sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Vì kèo, xà gồ, cầu phong li tô… Trong những phần trước, phanmemcrack11 đã giải đáp thắc mắc của các bạn về Vì kèo là gì? Xà gồ là gì? Và ngày hôm nay sẽ là câu trả lời cho câu hỏi cầu phong li tô là gì? Cầu phong li tô có tác dụng gì?
– Cầu phong thuộc một phần trong kết cấu cấu tạo mái nhà nằm ở phần trong. Là những thanh dài có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông được đặt vuông góc với xà gồ.
– Li tô cũng là các thanh dài được đóng vuông góc với cầu phong và song song với xà gồ, có tiết diện nhỏ hơn cầu phong và xà gồ.
Tác dụng của cầu phong lito với mái nhà
– Cầu phong có tác dụng cố định vị trí các xà gồ, và được đặt vuông góc với xà gồ. Giúp cho hệ vì kèo vững chắc hơn, nâng đỡ cho phần mái nhà. Cầu phong có quy cách kích thước tiết diện tối thiểu là 4 x 6cm. Được liên kết với xà gồ bằng đinh cố định.
– Lito có tác dụng là để cài ngói vào khi lợp mái. Kích thước của viên ngói chính là kích thước để tính khoảng cách giữa 2 li tô.
Tương quan giữa khoảng cách cầu phong mái ngói với xà gồ
Để tính được khoảng cách cầu phong, xà gồ cho kết cấu mái ngói hợp lý và đạt chuẩn cần dựa vào từng kết cấu của hệ mái
Khoảng cách Lito được xác định dựa theo quy cách của từng loại ngói phù hợp:
1/ Khoảng cách của xà gồ, cầu phong trong kết cấu khung kèo thép hai lớp
Hiện nay, khung kèo thép hai lớp lợp ngói được rất nhiều chủ đầu tư sử dụng cho công trình của mình. Vì đặc tính ng dễ dàng phù hợp với mái nhà bê tông hoặc đóng trần. Đồng thời kết cấu mái có sử dụng kèo chữ A và li tô.
Ưu điểm của dòng sản phẩm khung kèo thép hai lớp là có khối lượng nhẹ. Khả năng chống gỉ tốt nhờ được tạo thành từ các thanh xà gồ TC75.75 (hoặc TC100.75, TC75.10, TC100.100,…) . Hơn nữa có thể dễ dàng liên kết các thanh xà gồ bằng vít tự khoan cường độ cao vô cùng chắc chắn.
Khung kèo này được định vị vào dầm bê tông bởi pad liên kết. Cùng với bu lông nở có quy cách tiêu chuẩn M100 x 100mm. Đặc biệt, khoảng cách khung kèo tối ưu chỉ là 1,2m và Li tô TS40.48 được bắn vào kèo bởi vít tự khoan. Khoảng cách li tô được xác định dựa theo quy cách của từng loại ngói sao cho phù hợp .
2/ Khoảng cách xà gồ, cầu phong trong kết cấu khung kèo thép ba lớp
Khung kèo thép mạ 3 lớp chống gỉ còn được gọi là hệ kèo không gian. Được tổ hợp bởi các thanh TC75.75, TC100.75 ốp đôi và TS40.48. Tạo thành một khung giàn mái không gian được liên kết với nhau bằng vít tự khoan cường độ cao.
Cùng với đó, dòng xà gồ TC100.75 ốp đôi cũng được định vị vào dầm bê tông. Sử dụng pad liên kết cùng bu lông nở có quy cách tiêu chuẩn M100 x 100mm hoặc M120 x 120mm. Khoảng cách giữa các xà gồ từ 0,7 – 0,9m.
Đồng thời, đối với cầu phong liên kết với xà gồ bằng pad liên kết và vít tự khoan. Khoảng cách cầu phong mái ngói từ 1,1 đến 1,3m. Phần lợp ngói sẽ được bắt bằng li tô TS40.48 theo các tiêu chuẩn ngói lợp với khoảng cách 33 – 36cm.
3/ Khoảng cách cầu phong trong kết cấu khung kèo mái bê tông
Đối với khung thép trong thi công mái bê tông. Vật liệu sử dụng là thanh cầu phong TC40.75. Những thanh này sẽ định vị sổ dọc xuôi theo mái nhà. Và đồng thời được liên kết chắc chắn với sàn bê tông bởi pad liên kết và bu lông nở. Khoảng cách cầu phong từ 1,1 đến 1,3 m.
Các thanh li tô sắt TS40.48 được bố trí đặt ngang theo chiều dài của mái nhà. Tạo liên kết trực tiếp với cầu phong TC40.75 bởi vít tự khoan cường độ cao. Khoảng cách giữa các thanh li tô cũng được xác định theo quy cách ngói.
Trong các cách lấy tọa độ trong Cad thì cách nhập hệ tọa độ tuyệt đối được xem là thao tác phổ biến và thông dụng nhất. Đối với hệ tọa độ tuyệt đối thì điểm A và điểm B trên bản vẽ đã được xác định được tọa độ so với gốc 0 (0,0) và cách gốc tọa độ theo trục X, Y một khoảng nào đó.
Để nhập hệ tọa độ tuyệt đối trong Cad thì bắt buộc bạn phải nhập đoạn AB bằng đường Line. Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Trên giao diện của Cad, bạn nhập lệnh tắt L và gõ Enter để hiển thị lệnh Line.
- Bước 2: Tại câu lệnh Specify first point, bạn điền 2 số và nhấn dấu phẩy trên bàn phím, sau đó điền tiếp số 1 để nhập tọa độ cho điểm A.
- Bước 3: Nhấn phím Enter để hiển thị dòng nhắc lệnh điền tọa độ cho điểm B.
- Bước 4: Tại câu lệnh Specify next point, điền tiếp số thứ 3, nhấn dấu phẩy và điền tiếp số thứ 4 để kết thúc cách nhập tọa độ trong Cad cho điểm B.
Đối với thao tác này thì bạn có thể áp dụng đối với cách nhập tọa độ cho không gian 3 chiều X, Y, Z.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cài font Cad đúng chuẩn so với tỷ lệ
Thao tác nhập hệ tọa độ tuyệt đối trong Cad được các nhà thiết kế thường xuyên sử dụng
Cách nhập tọa độ trong Cad với hệ tọa độ tương đối
Nhập tọa độ trong Cad với hệ tọa độ tương đối được thực hiện khi vị trí của B so với A đã được xác định và người dùng chưa biết được vị trí của B so với gốc tọa độ. Để xác lập được hệ tọa độ tương đối trên bản vẽ thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Trên giao diện Cad, nhập lệnh tắt L và nhấn Enter để hiển thị lệnh Line.
- Bước 2: Tại câu lệnh Specify first point, bạn điên số 1 và nhấn dấu phẩy trên bàn phím để hiển thị ô nhập tọa độ cho điểm A.
- Bước 3: Nhấn Enter để xuất hiện dòng lệnh điền tọa độ cho điểm B.
- Bước 4: Tại câu lệnh Specify next point, bạn nhập @ trên bàn phím và điền tiếp số 4 cho hệ tọa độ, nhấn dấu phẩy, điền tiếp số 3 để kết thúc cách lấy tọa độ trong Cad cho điểm B.
Thao tác nhập hệ tọa độ tương đối rất đơn giản nên bạn có thể áp dụng
Cách nhập tọa độ điểm trong hệ tọa độ cực tuyệt đối
Một cách nhập tọa độ trong Cad tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua đó chính là nhập tọa độ điểm trong hệ tọa độ cực tuyệt đối. Đối với cách này thì bạn sẽ thực hiện lệnh vẽ đoạn thẳng với hai điểm AB. Trong đó, điểm A sẽ cách tọa độ gốc là 10 đơn vị so với góc 45 độ. Điểm B cách gốc tọa độ là 7 đơn vị với góc là 30 độ. Để thiết lập được tọa độ này, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Trên giao diện Cad, bạn gõ lệnh tắt L và nhấn Enter để hiển thị lệnh Line.
- Bước 2: Tại câu lệnh Specify first point, bạn điền số 10 sau đó nhấn dấu < trên bàn phím và điền tiếp số 54 độ để hoàn thành thao tác nhập tọa độ cho điểm A.
- Bước 3: Nhấn Enter để xuất hiện dòng nhắc lệnh điền tọa độ cho điểm B trên hệ tọa độ.
- Bước 4: Tại câu lệnh Specify next point, bạn điểm tiếp số 7 và nhấn dấu <, sau đó điền tiếp số 30 để kết thúc thao tác lấy tọa độ trong Cad cho điểm B.
Hệ tọa độ cực tuyệt đối cần được thực hiện chuẩn xác để bản vẽ được thiết kế đẹp mắt hơn
Như vậy, các bạn đã nắm rõ cơ bản các cách nhập tọa độ trong Cad chuẩn, nhanh và chính xác. Tuy nhiên, lĩnh vực về Autocad vô cùng rộng lớn và không chỉ dừng lại ở việc xác định tọa độ. Chính vì thế, khóa học "Autocad cơ bản và nâng cao" của giảng viên Cầm Hải Phương được ra đời nhằm giúp học viên có thể thành thạo Autocad trong thời gian ngắn nhất.
Stt | Tên | Ký hiệu | Độ lớn | Diễn giải |
1 | giga | G | 109 | 1.000.000.000 |
2 | mega | M | 106 | 1.000.000 |
3 | kilo | k | 103 | 1.000 |
4 | hecto | h | 102 | 100 |
5 | deca | da | 10 | 10 |
6 | deci | d | 10-1 | 0,1 |
7 | centi | c | 10-2 | 0,01 |
8 | mili | m | 10-3 | 0,001 |
9 | micro | m | 10-6 | 0,000.001 |
10 | nano | n | 10-9 | 0,000.000.001 |
Stt | Đại lượng | Tên | Ký hiệu | Chuyển đổi |
1 | Chiều dài | kilomet met decimet centimet milimet | km m dm cm mm | = 1000m 1m = 10dm = 100cm = 1000mm = 0,1m = 0,01m = 0,001m |
2 | Diện tích | kilomet vuông hecta met vuông decimet vuông centimet vuông | km2 ha m2 dm2 cm2 | = 1.000.000m2 = 100ha = 10.000a = 10.000m2 = 100a = 100dm2 = 100cm2 = 100mm2 |
3 | Thể tích | met khối decimet khối hectolit decalit lit | m3 dm3 hl dal l | = 1000dm3 = 1.000.000cm3 = 1 lít = 10 dal = 100 lít = 10 lít |
4 | Khối lượng | Tấn kilogam gam miligam | T kg g mg | = 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg = 1000 g = 1000 mg = 0,001 g |
5 | Trọng lượng thể tích | 1kgf/m3 = 9,81N/m3 » 10N/m3 1Tf/m3 = 9,81KN/m3 » 10KN/m3 | ||
6 | Lực khối lượng x gia tốc | mega niuton kilo niuton niuton | MN kN N | = 1.000.000N = 1000N; 1Tf = 9,81KN » 10KN = 1kgf = 9,81N » 10N = 1kg.m/s2 |
7 | Áp suất, Ứng suất lực / diện tích | pascal atmotphe | Pa at | = 1N/m2 1kgf/m2 = 9,81N/m2 = 9,81Pa » 10N/m2 1kgf/cm2 = 9,81.104N/m2 » 0,1MN/m2 = 1kgf/cm2 = cột nước cao 10m có tiết diện ngang 1cm2 ở 4oC |
8 | Năng lượng, công, nhiệt lượng | megajule kilojule jule milijule kilocalo | MJ kJ J mJ Kcal | = 1.000.000J = 1000J = 0,239 Kcal = 1Nm = 0,001J = 427kgm = 1,1636Wh 1 mã lực giờ = 270.000kgm = 632Kcal |
9 | Công suất năng lượng/thời gian | mega oat kilo oat mã lực oat mili oat | MW kW hp W mW | = 1.000.000W = 1000W = 1000J/s = 1,36 mã lực = 0,239 Kcal/s = 0,764 kW = 1 J/s = 0,001W |
10 | Tốc độ | kilomet/giờ met/giây | km/h m/s | = 0,278 m/s |
11 | Tần số ( chu kỳ/giây ) | hec | Hz | = 1s-1 |
12 | Nhiệt độ | độ Kelvin độ Celcius | oK oC | = 273,15oK |
Stt | Đại lượng | Tên | Ký hiệu | Chuyển đổi |
1 | Chiều dài | mile ( dặm Anh ) yard ( thước Anh ) foot ( bộ Anh ) inch ( phân Anh ) | mile yd ft in | = 1609 m = 0,9144 m = 0,3048 m = 2,5400 cm |
2 | Diện tích | square mile (dặm vuông) acre ( mẫu vuông ) square yard (thước vuông) square foot ( bộ vuông ) | sq.mile ac sq.yd sq.ft | = 259 ha = 2.590.000 m2 = 4047 m2 = 0,836 m2 = 0,0929 m2 |
3 | Thể tích | cubic yard ( thước khối ) cubic foot ( bộ khối ) cubic inch ( phân khối ) | cu.yd cu.ft cu.in | = 0,7646 m3 = 28.32 dm3 = 16,387 cm3 |
4 | Khối lượng | Long ton short ton pound ounce | tn.lg tn.sh lb oz | = 1016 kg = 907,2 kg = 0,454 kg = 28,35 g |
Stt | Đổi từ đơn vị US sang đơn vị SI nhân với | Đơn vị US | Đơn vị SI | Đổi từ đơn vị SI sang đơn vị US nhân với |
1 | 25,40000 . | in ( inches ) | mm | 0,03970 . |
2 | 0,30480 . | Ft ( Feet ) | m | 3,28100 . |
3 | 654,20000 . | in2 | mm2 | 1,55 x 10-3 . |
4 | 16,39.103 . | in3 | mm3 | 61,02 x 10-6 . |
5 | 416,20.103 . | in4 | mm4 | 2,403 x 10-6 . |
6 | 0,09290 . | Ft2 | m2 | 10,76000 . |
7 | 0,02832 . | Ft3 | m3 | 35,31000 . |
8 | 0,45360 . | Lb ( khối lượng ) | Kg | 2,20500 . |
9 | 4,44800 . | Lb ( lực ) | N | 0,22480 . |
10 | 4,44800 . | Kip ( lực ) | kN | 0,22480 . |
11 | 1,35600 . | Lb-ft ( mô men ) | Nm | 0,73760 . |
12 | 1,35600 . | Kip-ft ( mô men ) | kNm | 0,73760 . |
13 | 1,48800 . | Lb/ft ( khối lượng ) | Kg/m | 0,67200 . |
14 | 14,59000 . | Lb/ft ( tải trọng ) | N/m | 0,06858 . |
15 | 14,59000 . | Kip/ft ( tải trọng ) | kN/m | 0,06858 . |
16 | 6,89500 . | psi ( ứng suất ) | kPa | 0,14500 . |
17 | 6,89500 . | ksi ( ứng suất ) | MPa | 0,14500 . |
18 | 0,04788 . | Psf ( tải trọng, áp lực ) | kPa | 20,93000 . |
19 | 47,88000 . | Ksf ( tải trọng, áp lực ) | kPa | 0,02093 . |
20 | 0,566 x ( oF – 32 ) . | oF | oC | ( 1,8 x oC ) + 32 . |
lb = pound ; 1 kip = 1000 lb
psf = lb / ft² ; ksf = kip / ft²
pcf = lb / ft³ ; psi = lb / in² ; ksi = kip / in²
1kN = 1000N
1Pa = 1N / m² = 0,1 kG / m² ; 1 Bar = 105 Pa
1kPa = 1000 Pa = 1000N / m² = 100 kG / m²
1MPa = 1.000.000 Pa = 1000 kPa = 100.000 kG / m² = 100T / m²
= 10kG / cm²
1Gpa = 1.000.000.000 Pa = 1000 MPa = 100.000 T / m²
Stt | Nhóm cốt thép Theo tiêu chuẩn VN | Loại cường độ | ||
Chịu kéo Ra | Chịu nén R’a | Khi tính cốt đai, cốt xiên Rax | ||
1 | CI | 2000 | 2000 | 1600 |
2 | CII | 2600 | 2600 | 1800 |
3 | CIII | 3400 | 3400 | 2300 |
Stt | Nhóm cốt thép | Đường kính cốt thép mm | Giới hạn chảy daN/cm2 | Cường độ cực hạn daN/cm2 | Độ dăn dài Tương đối % | Thí nghiệm uốn nguội c : độ dày trục uốn d : đk cốt thép | |
Không nhỏ hơn | Đk uốn | Góc uốn | |||||
1 | C I | 6 – 40 | 2200 | 3800 | 25 | C = 0,5d | 180o |
2 | C II | 10 – 40 | 3000 | 5000 | 19 | C = 3,0d | 180o |
3 | C III | 6 – 40 | 4000 | 6000 | 14 | C = 3,0d | 90o |
4 | C IV | 10 – 32 | 6000 | 9000 | 6 | C = 5,0d | 45o |
Stt | Nhóm Cốt thép | Đường kính cốt thép mm | Giới hạn chảy daN/cm2 | Cường độ cực hạn daN/cm2 | Độ dăn dài Tương đối % | Thí nghiệm uốn nguội c : độ dày trục uốn d : đk cốt thép | |
Không nhỏ hơn | Đk uốn | Góc uốn | |||||
1 | A I | 6 – 22 | 2400 | 3800 | 25 | C = 0,5d | 180o |
2 | A II | 10 – 32 | 3000 | 5000 | 19 | C = 3,0d | 180o |
3 | A III | 6 – 40 | 4000 | 6000 | 14 | C = 3,0d | 90o |
4 | A IV | 10 – 32 | 6000 | 9000 | 6 | C = 5,0d | 45o |
Stt | Loại cường độ | Ký hiệu | Thép các bon | |
CT3 | CT5 | |||
1 | Kéo, nén, uốn | R | 2100 | 2300 |
2 | Cắt | Rc | 1300 | 1400 |
3 | Ép mặt | Rem | 3200 | 3400 |
Stt | Loại đường hàn | Loại cường độ ( hàn thủ công ) | Ký hiệu | Cường độ tính toán của đường hàn : kết cấu bằng thép CT3 que hàn E42 |
I | Hàn đối đầu | Nén | Rhn | 2100 |
. | . | Kéo | Rhk | 1800 |
. | . | Cắt | Rhc | 1300 |
II | Hàn góc | Nén, kéo, cắt | Rhg | 1500 |
Stt | Loại cường độ | Mác bê tông | ||||||
150 | 200 | 250 | 300 | 350 | 400 | 500 | ||
1 | Cường độ chịu nén Rn | 65 | 90 | 110 | 130 | 155 | 170 | 215 |
2 | Cường độ chịu kéo Rk | 6 | 7,5 | 8,8 | 10 | 11 | 12 | 13,5 |
3 | Mô đun đàn hồi | 2,1x105 | 2,4x105 | 2,65x105 | 2,9x105 | 3,1x105 | 3,3x105 | 3,6x105 |
Stt | Hình dáng và kích thước mẫu | Hệ số tính đổi |
Mẫu lập phương | ||
1 | 100 x 100 x 100 | 0,91 |
2 | 150 x 150 x 150 | 1,00 |
3 | 200 x 200 x 200 | 1,05 |
4 | 300 x 300 x 300 | 1,10 |
Mẫu trụ | ||
1 | 71,4 x 143 | 1,16 |
2 | 100 x 200 | 1,16 |
3 | 150 x 300 | 1,20 |
4 | 200 x 400 | 1,24 |
Stt | Vữa Gạch | 25 | 50 | 75 | 100 |
1 | 50 | 9 | 10 | 11 | - |
2 | 75 | 11 | 13 | 14 | 15 |
3 | 100 | 13 | 15 | 17 | 18 |
Stt | Vữa Đá | 25 | 50 | 75 | 100 |
1 | 100 | 5,0 | 6,0 | 7,0 | 7,5 |
2 | 150 | 5,5 | 7,0 | 8,0 | 9,0 |
3 | 200 | 6,0 | 8,0 | 10,0 | 11,0 |
4 | 300 | 7,0 | 9,5 | 11,5 | 13,0 |
5 | 400 | 8,0 | 11,0 | 13,0 | 15,0 |
6 | 500 | 8,5 | 13,0 | 15,0 | 18,0 |
Stt | Số hiệu Bê tông Hoặc đá | Số hiệu vữa | |||||
25 | 50 | 75 | 100 | 150 | 200 | ||
1 | 50 | 12 | 13 | 14 | 15 | - | - |
2 | 75 | 15 | 17 | 18 | 19 | - | - |
3 | 100 | 18 | 20 | 22 | 23 | 25 | 25 |
4 | 150 | 24 | 26 | 28 | 29 | 31 | 33 |
5 | 200 | 30 | 33 | 35 | 36 | 38 | 40 |
6 | 300 | 40 | 43 | 45 | 47 | 49 | 53 |
7 | 400 | 50 | 53 | 55 | 58 | 60 | 65 |
8 | 500 | 60 | 64 | 67 | 69 | 73 | 78 |
9 | 600 | 70 | 75 | 78 | 80 | 85 | 90 |
10 | 800 | 85 | 90 | 95 | 100 | 105 | 110 |
11 | 1000 | 105 | 110 | 115 | 120 | 125 | 130 |
Stt | Nhóm gỗ | Các loại cường độ | ||||
Nén dọc thớ Rn | Kéo dọc thớ Rk | Uốn Ru | Nén ngang thớ Rn90 | Trượt dọc thớ Rtr | ||
1 | IV | 155 (135) | 125 (120) | 185 (165) | 28 (25) | 29 (25) |
2 | V | 150 (130) | 115 (110) | 170 (150) | 25 (24) | 30 (25) |
3 | VI | 130 (115) | 100 (95) | 135 (120) | 20 (18) | 24 (21) |
4 | VII | 115 (100) | 85 (80) | 120 (100) | 15 (13) | 22 (19) |
THEO TRỊ SỐ TIÊU CHUẨN
STT | TÊN VẬT LIỆU | ĐƠN VỊ | TRỌNG LƯỢNG |
1 | Cát nhỏ có môđun độ lớn MI < 0,7 | kg/m3 | 1200 |
2 | Cát vàng có môđun độ lớn MI > 2 | kg/m3 | 1450 |
3 | Cát mịn có môđun độ lớn MI = 1,5 - 2 | kg/m3 | 1380 |
4 | Cát mịn có môđun độ lớn MI < 1,5 | kg/m3 | 1310 |
5 | Củi khô | kg/m3 | 700 |
6 | Đất sét nén chặt | kg/m3 | 2000 |
7 | Đất mùn | kg/m3 | 180 |
8 | Bùn hoa | kg/m3 | 1150 |
9 | Đất sét ( trạng thái tự nhiên) | kg/m3 | 1450 |
10 | Đá mạt 0,5 - 2 | kg/m3 | 1600 |
11 | Đá dăm 2-8 | kg/m3 | 1500 |
12 | Đá ba 8 - 15 | kg/m3 | 1520 |
13 | Đá hộc > 15 | kg/m3 | 1500 |
14 | Đá bọt | kg/m3 | 450 |
15 | Đá nổ mìn | kg/m3 | 1600 |
16 | Gạch chỉ 6,5 x 10,5 x 22 cm | kg/viên | 2,3 |
17 | Gạch thẻ 5 x 10 x 20 cm | kg/viên | 1,6 |
18 | Gạch thẻ 4 x 8 x 19 cm | kg/viên | 1 |
19 | Gạch nung 4 lỗ 10 x 10 x 20 cm | kg/viên | 1,6 |
20 | Gạch Hourdis | kg/viên | 3,7 |
21 | Gạch xây chịu axít | kg/viên | 3,7 |
22 | Gạch lát chịu axít 15 x 15 x 1,2 cm | kg/viên | 0,65 |
23 | Gạch lá nem | kg/viên | 1,6 |
24 | Gạch ximăng hoa 20 x 20 cm | kg/viên | 1,4 |
25 | Gạch ximăng hoa 15 x 15 cm | kg/viên | 0,7 |
26 | Gạch ximăng hoa 20 x 10 cm | kg/viên | 0,7 |
27 | Gạch men sứ 11 x 11 cm | kg/viên | 0,16 |
28 | Gạch men sứ 15 x 15 cm | kg/viên | 0,25 |
29 | Gạch men sứ 20 x 15 cm | kg/viên | 0,3 |
30 | Gạch men sứ 20 x 20 cm | kg/viên | 0,42 |
31 | Gạch men sứ 20 x 30 cm | kg/viên | 0,65 |
32 | Gạch Ceramic và Granit nhân tạo 30 x 30 cm | kg/viên | 1 |
33 | Gạch Ceramic và Granit nhân tạo 40 x 40 cm | kg/viên | 1,8 |
34 | Gạch Ceramic và Granit nhân tạo 50 x 50 cm | kg/viên | 2,8 |
35 | Gạch lá dừa 15,8 x 15,8 x 3,5 cm | kg/viên | 1,6 |
36 | Gạch lá dừa 20 x 10 x 3,5 cm | kg/viên | 1,1 |
37 | Gạch vụn | kg/m3 | 1350 |
38 | Gạch lát Granitô | kg/m3 | 56 |
39 | Gỗ xẻ nhóm II, III ( gỗ thành phẩm) | kg/m3 | 1000 |
40 | Gỗ xẻ nhóm IV ( gỗ thành phẩm) | kg/m3 | 910 |
41 | Gỗ xẻ nhóm V ( gỗ thành phẩm) | kg/m3 | 770 |
42 | Gỗ xẻ nhóm VI ( gỗ thành phẩm) | kg/m3 | 710 |
43 | Gỗ xẻ nhóm VII ( gỗ thành phẩm) | kg/m3 | 670 |
44 | Gỗ xẻ nhóm VIII ( gỗ thành phẩm) | kg/m3 | 550 |
45 | Gỗ dán | kg/m3 | 600 |
46 | Gỗ sến xẻ khô | kg/m3 | 690-1030 |
47 | Gỗ sến mới xẻ | kg/m3 | 770-1280 |
48 | Gỗ thông xẻ khô | kg/m3 | 480 |
49 | Giấy cáctông tốt | kg/m3 | 1000 |
50 | Amiăng (tấm) | kg/m3 | 1400 |
51 | Giấy cáctông thường | kg/m3 | 700 |
52 | Giấy cáctông sơn sóng | kg/m3 | 150 |
53 | Giấy tẩm dầu thông nhựa đường | kg/m3 | 600 |
54 | Kính dày 1mm | kg/m2 | 2,5 |
55 | Kính dày 1,5mm | kg/m2 | 3,75 |
56 | Kính dày 2mm | kg/m2 | 5 |
57 | Kính dày 3mm | kg/m2 | 7,5 |
58 | Kính dày 4mm | kg/m2 | 10 |
59 | Kính dày 5mm | kg/m2 | 12 |
60 | Kính dày 7mm | kg/m2 | 17,5 |
61 | Kính dày 10mm | kg/m2 | 25 |
62 | Ngói máy 22viên/m2 | kg/viên | 2,1 |
63 | Ngói máy 13viên/m2 | kg/viên | 3,1 |
64 | Ngói bò dài 45 cm | kg/viên | 2,65 |
65 | Ngói bò dài 39 cm | kg/viên | 2,4 |
66 | Ngói bò dài 33 cm | kg/viên | 1,9 |
67 | Ngói vây cá ( làm tường hoa) | kg/viên | 0,96 |
68 | Mùn cưa | kg/m3 | 300 |
69 | Mùn cưa trộn nhựa thông | kg/m3 | 300 |
70 | Mattít | kg/m3 | 1350-1890 |
71 | Mỡ | kg/m3 | 1000 |
72 | Mùn cưa thường | kg/m3 | 250 |
73 | Thủy tinh sợi | kg/m3 | 200 |
74 | Tấm sợi gỗ ép chắc | kg/m3 | 600 |
75 | Tấm sợi gỗ ép thường | kg/m3 | 250 |
76 | Tấm sợi gỗ ép vừa | kg/m3 | 150 |
77 | Thủy tinh | kg/m3 | 2600-2700 |
78 | Than củi | kg/m3 | 300 |
79 | Than đá | kg/m3 | 1300 |
80 | Thạch cao (tấm) nguyên chất | kg/m3 | 1100 |
81 | Thạch cao làm tấm ốp mặt | kg/m3 | 1000 |
82 | Tấm sợi cứng ốp mặt | kg/m3 | 700 |
83 | Than xỉ | kg/m3 | 730 |
84 | Vôi cục | kg/m3 | 2000 |
85 | Vôi nhuyễn | kg/m3 | 1350 |
86 | Ximăng | kg/m3 | 1500 |
87 | Ximăng amiăng (tấm) | kg/m3 | 1900 |
88 | Ximăng amiăng làm tấm cách nhiệt | kg/m3 | 500 |
89 | Xỉ lò | kg/m3 | 1000 |
90 | Xỉ lò cao trạng thái hạt | kg/m3 | 500 |
91 | Xỉ than các loại | kg/m3 | 750 |
92 | Xỉ lò ăngtraxít | kg/m3 | 900 |
93 | Xỉ than đá | kg/m3 | 800 |
94 | Rơm khô | kg/m3 | 320 |
95 | Rơm ép thành tấm | kg/m3 | 300 |
96 | Phibrôximăng lượn sóng | kg/m2 | 15 |
97 | Xăng | kg/lít | 0,74 |
98 | Axít H2SO4 nồng độ 40% | kg/m3 | 1307 |
99 | Bông khoáng chất ( đống) | kg/m3 | 200 |
100 | Bông khoáng chất ( tấm thảm) | kg/m3 | 250 |
101 | Bông thủy tinh 80 | kg/m3 | 15 |
102 | Bitum lỏng | kg/m3 | 1050-1100 |
103 | Bitum số 5 | kg/m3 | 970 |
104 | Dầu mazút | kg/lít | 0,87 |
105 | Dầu hỏa | kg/lít | 0,87 |
106 | Dầu luyn | kg/lít | 1 |
107 | Bêtông thường | kg/m3 | 2200 |
108 | Bêtông cốt thép | kg/m3 | 2500 |
109 | Bêtông bọt | kg/m3 | 800 |
110 | Bêtông xỉ | kg/m3 | 1500 |
111 | Bêtông gạch vỡ | kg/m3 | 1800 |
112 | Bêtông bọt silicat | kg/m3 | 400-800 |
113 | Bêtông thạch cao xỉ lò | kg/m3 | 1000 |
114 | Vữa bêtông( 1m3 thành phẩm) | kg/m3 | 2350 |
115 | Vữa xỉ nhẹ | kg/m3 | 1400 |
116 | Vữa vôi | kg/m3 | 1600 |
117 | Vữa vôi xỉ quặng | kg/m3 | 1200 |
118 | Bêtông asphan | kg/m3 | 2000-2500 |
BẢNG TRỌNG LƯỢNG RIÊNG CỦA VẬT LIỆU ĐỂ TÍNH KẾT CẤU
STT TÊN VẬT LIỆU, SẢN PHẨM TRỌNG LƯỢNG 1 Cát nhỏ ( cát đen ) 1,20 T/m3 2 Cát vừa ( cát vàng ) 1,40 T/m3 3 Sỏi các loại 1,56 T/m3 4 Đá đặc nguyên khai 2,75 T/m3 5 Đá dăm 0,5 à 2 cm 1,60 T/m3 6 Đá dăm 3 à 8 cm 1,55 T/m3 7 Đá hộc 15 cm 1,50 T/m3 8 Gạch vụn 1,35 T/m3 9 Xỉ than các loại 0,75 T/m3 10 Đất thịt 1,40 T/m3 11 Vữa vôi 1,75 T/m3 12 Vữa tam hợp 1,80 T/m3 13 Vữa bê tông 2,35 T/m3 14 Bê tông gạch vỡ 1,60 T/m3 15 Khối xây gạch đặc 1,80 T/m3 16 Khối xây gạch có lỗ 1,50 T/m3 17 Khối xây đá hộc 2,40 T/m3 18 Bê tông thường 2,20 T/m3 19 Bê tông cốt thép 2,50 T/m3 20 Bê tông bọt để ngăn cách 0,40 T/m3 21 Bê tông bọt để xây dựng 0,90 T/m3 22 Bê tông thạch cao với xỉ lò cao 1,30 T/m3 23 Bê tông thạch cao với xỉ lò cao cấp phối 1,00 T/m3 24 Bê tông rất nặng với gang dập 3,70 T/m3 25 Bê tông nhẹ với xỉ hạt 1,15 T/m3 26 Bê tông nhẹ với keramzit 1,20 T/m3 27 Gạch chỉ các loại 2,30 Kg/ viên 28 Gạch lá nem 20x20x1,5 cm 1,00 Kg/ viên 29 Gạch lá dừa 20x20x3,5 cm 1,10 Kg/ viên 30 Gạch lá dừa 15,8x15,8x3,5 cm 1,60 Kg/ viên 31 Gạch xi măng lát vỉa hè 30x30x3,5 cm 7,60 Kg/ viên 32 Gạch thẻ 5x10x20 cm 1,60 Kg/ viên 33 Gạch nung 4 lỗ 10x10x20 cm 1,60 Kg/ viên 34 Gạch rỗng 4 lỗ vuông 20x9x9 cm 1,45 Kg/ viên 35 Gạch hourdis các loại 4,40 Kg/ viên 36 Gạch trang trí 20x20x6 cm 2,15 Kg/ viên 37 Gạch xi măng hoa 15x15x1,5 cm 0,75 Kg/ viên 38 Gạch xi măng hoa 20x10x1,5 cm 0,70 Kg/ viên 39 Gạch men sứ 10x10x0,6 cm 0,16 Kg/ viên 40 Gạch men sứ 15x15x0,5 cm 0,25 Kg/viên 41 Gạch lát granitô 56,0 Kg/ viên 42 Ngói móc 1,20 Kg/ viên 43 Ngói máy 13 viên/m2 3,20 Kg/ viên 44 Ngói máy 15 viên/m2 3,00 Kg/ viên 45 Ngói máy 22 viên/m2 2,10 Kg/ viên 46 Ngói bò dài 33 cm 1,90 Kg/ viên 47 Ngói bò dài 39 cm 2,40 Kg/ viên 48 Ngói bò dài 45 cm 2,60 Kg/ viên 49 Ngói vẩy cá ( làm tường hoa ) 0,96 Kg/ viên 50 Tấm fibrô xi măng sóng 15,0 Kg/ m2 51 Tôn sóng 8,00 Kg/ m2 52 Ván gỗ dán 0,65 T/ m3 53 Vôi nhuyễn ở thể đặc 1,35 T/ m3 54 Carton 0,50 T/ m3 55 Gỗ xẻ thành phẩm nhóm II, III 1,00 T/ m3 56 Gỗ xẻ nhóm IV 0,91 T/ m3 57 Gỗ xẻ nhóm VII 0,67 T/ m3 58 Gỗ xẻ nhóm VIII 0,55 T/ m3 59 Tường 10 gạch thẻ 200 Kg/m2 60 Tường 10 gạch ống 180 Kg/m2 61 Tường 20 gạch thẻ 400 Kg/m2 62 Tường 20 gạch ống 330 Kg/m2 63 Mái Fibrô xi măng đòn tay gỗ 25 Kg/m2 64 Mái Fibrô xi măng đòn tay thép hình 30 Kg/m2 65 Mái ngói đỏ đòn tay gỗ 60 Kg/m2 66 Mái tôn thiếc đòn tay gỗ 15 Kg/m2 67 Mái tôn thiếc đòn tay thép hình 20 Kg/m2 68 Trần ván ép dầm gỗ 30 Kg/m2 69 Trần gỗ dán dầm gỗ 20 Kg/m2 70 Trần lưới sắt đắp vữa 90 Kg/m2 71 Cửa kính khung gỗ 25 Kg/m2 72 Cửa kính khung thép 40 Kg/m2 73 Cửa ván gỗ ( panô ) 30 Kg/m2 74 Cửa thép khung thép 45 Kg/m2 75 Sàn dầm gỗ , ván sàn gỗ 40 Kg/m2 76 Sàn đan bê tông với 1 cm chiều dày 25 Kg/m2
BẢNG TRA HỆ SỐ MÔ ĐUN ĐÀN HỒI CỦA VẬT LIỆU
STT | VẬT LIỆU | HỆ SỐ Poisson | MÔ ĐUN ĐÀN HỒI |
(Young's Modulus) | |||
(1 GPa = 1kN/mm2) | |||
1 | Cao su | 0,5 | 0.01-0.1 |
2 | Polytetrafluoroethylene | 0,5 | |
3 | Sợi giấy có trọng lượng riêng trung bình | 4 | |
4 | Nylon | 04-Thg2 | |
5 | Gỗ thông | 0,25 | 8,963 |
6 | Gỗ sồi | 11 | |
7 | Bê tông cường độ cao dưới tác dụng nén | 0,2 | 30 |
8 | Kim loại magiê | 0,35 | 45 |
9 | Nhôm | 0,33 | 69 |
10 | Gương kính (phụ thuộc vào hàm lượng silicat) | 0.18-0.3 | 50-90 |
11 | Ngọc trai | 70 | |
12 | Men đồ sứ (Ca xi phốt phát) | 83 | |
13 | Đồng thau | 0,33 | 100-125 |
14 | Kim loại Titan | 0,34 | 105-120 |
15 | Đồng | 117 | |
16 | Sợi kính (nhựa chịu lực) | 40-45 | |
17 | Sợi cát bon | 125-150 | |
18 | Silicon | 185 | |
19 | Sắt rèn | 0.21-0.26 | 190-210 |
20 | Thép | 0.27-0.30 | 200 |
21 | Chuỗi crystalline | 193 | |
22 | Crystal đơn | 200 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét